Đời Sống Nông Dân Mùa Lũ Muộn
Tưởng năm nay lũ không về, ai dè đùng một cái “ổng” ập về đột xuất làm tụi tui xiểng niểng” – mấy lão nông ở ĐBSCL bộc bạch như vậy khi thấy nước lũ trên đồng ruộng đột nhiên lên cao chừng 3-4 ngày qua.
Cuối cùng thì lũ cũng về các tỉnh hạ nguồn dù có hơi muộn màng. Từ TP Cần Thơ đi qua quốc lộ 91B về hướng Ô Môn, điều bất ngờ là hai bên cánh đồng đã trắng nước. Khác thật xa với tuần rồi, đồng khô queo, gốc rạ phơi vàng ẻo, lúa chét mọc lơ thơ, ngọn phất phơ trước gió.
Lo và mừng
Rẽ vô tỉnh lộ 922 qua các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), đồng ruộng còn mênh mông nước hơn bởi trống trải, ít nhà dân. Xa xa đã thấy bóng dáng những chiếc xuồng nhỏ chống sào lướt nước để giăng lưới bắt cá hoặc hái rau muống, bông điên điển. Một hình ảnh hiếm hoi từ đầu mùa lũ tới nay mới xuất hiện. Bởi ai cũng thấy nước kiệt quá nên tính lội ruộng thôi chớ đâu ngờ được bơi xuồng quá “đã” như vầy.
Rẽ vô tỉnh lộ 922 qua các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), đồng ruộng còn mênh mông nước hơn bởi trống trải, ít nhà dân. Xa xa đã thấy bóng dáng những chiếc xuồng nhỏ chống sào lướt nước để giăng lưới bắt cá hoặc hái rau muống, bông điên điển. Một hình ảnh hiếm hoi từ đầu mùa lũ tới nay mới xuất hiện. Bởi ai cũng thấy nước kiệt quá nên tính lội ruộng thôi chớ đâu ngờ được bơi xuồng quá “đã” như vầy.
Đỉnh lũ thấp nhất trong hơn 20 năm qua
Ông Võ Thạnh, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, cho biết vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu đã đạt đỉnh lũ vào ngày 26-10. Theo đó, mực nước đo được thời điểm cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu chỉ đạt 3,2m (dưới mức báo động 2 gần 1m). Đỉnh lũ này còn thấp hơn cả đỉnh lũ năm 1989 (năm được coi là lũ kiệt nhất trong các mùa nước nổi ở An Giang). Theo ông Thạnh, nước lũ ở An Giang hiện đang rút xuống và đổ về có thể gây ngập ở hạ nguồn như Cần Thơ.
Ông Dương Văn Út (ấp Tân Lợi, xã Thành Lộc, huyện Vĩnh Thạnh) chỉ ra hướng sông rồi nói: “Chú coi kìa. Nước đổ về kha khá, màu cũng đùng đục gợn phù sa thấy hôn. Hôm qua tụi nhỏ giăng lưới bắt được cá linh cũng khá, con bự bằng ngón tay cái. Đích thị là lũ về chớ gì nữa. Chỉ có điều hơi muộn cộng với mưa nhiều nên ruộng bây giờ ngập lênh láng”. Xung quanh, những nông dân hàng xóm của chú Út hổm rày chộn rộn xuống giống, nay rụt tay lại hết. Nước đầy đồng sạ gì được. Đành phải đợi con nước sau, lũ rút bớt mới tính tiếp. Dù bị “ách” lại lịch xuống giống nhưng bà con ai cũng phấn khởi vì lũ đã về.
Ông Võ Thạnh, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, cho biết vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu đã đạt đỉnh lũ vào ngày 26-10. Theo đó, mực nước đo được thời điểm cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu chỉ đạt 3,2m (dưới mức báo động 2 gần 1m). Đỉnh lũ này còn thấp hơn cả đỉnh lũ năm 1989 (năm được coi là lũ kiệt nhất trong các mùa nước nổi ở An Giang). Theo ông Thạnh, nước lũ ở An Giang hiện đang rút xuống và đổ về có thể gây ngập ở hạ nguồn như Cần Thơ.
Ông Dương Văn Út (ấp Tân Lợi, xã Thành Lộc, huyện Vĩnh Thạnh) chỉ ra hướng sông rồi nói: “Chú coi kìa. Nước đổ về kha khá, màu cũng đùng đục gợn phù sa thấy hôn. Hôm qua tụi nhỏ giăng lưới bắt được cá linh cũng khá, con bự bằng ngón tay cái. Đích thị là lũ về chớ gì nữa. Chỉ có điều hơi muộn cộng với mưa nhiều nên ruộng bây giờ ngập lênh láng”. Xung quanh, những nông dân hàng xóm của chú Út hổm rày chộn rộn xuống giống, nay rụt tay lại hết. Nước đầy đồng sạ gì được. Đành phải đợi con nước sau, lũ rút bớt mới tính tiếp. Dù bị “ách” lại lịch xuống giống nhưng bà con ai cũng phấn khởi vì lũ đã về.
“Trời ơi, hổm nay cứ lo ruộng dơ bị sâu rầy đánh, tính đưa máy ra trục hết ba cái gốc rạ. Ngờ đâu lũ về ngập lút, mai mốt nước rút ruộng sạch trơn cho coi” – chú Út hớn hở như chính chú vừa được tắm mát vậy.
Ở huyện Thới Lai, nông dân cũng vừa mừng vừa lo vì lũ đột nhiên về muộn. Ông Huỳnh Văn Bé ở ấp Thới Bình A, xã Thới Thạnh bữa nay hối hả chạy đi bơm nước chuẩn bị sạ lúa. Ông “la làng”: “Tuần trước thấy cạn tính bơm nước vô (trong đê), dè đâu tuần này lại ngập sâu, phải bơm ra. Cách chỉ có mấy bữa mà “ông lũ” làm mình bất ngờ quá”. Nhưng rồi ông lại cười ha hả vì “có lũ về chắc là lúa trúng bởi có phù sa, ruộng được rửa sẽ ít sâu rầy”.
Phần nhiều bà con nông dân có lo chút đỉnh vì trễ lịch xuống giống vụ đông xuân, nhưng ai cũng hồ hởi vì không đáng là bao. Bù lại có lũ, ruộng đồng mát mẻ, lúa hứa hẹn trúng hơn nên mừng nhiều hơn lo.
Vớt vát mùa cá
Thấy nước lũ về, anh Trần Hữu Thanh ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) liền sắm sửa lại giàn lưới chuẩn bị cho mùa cá đang về. Anh có cái “mùng” thả 6.000 con cá lóc trong cái hầm nhỏ xíu cạnh nhà. Hổm nay anh đang lo không có lũ, nước “bí” xuống màu xanh hơi bị dơ, cá bị tù hơi chật chội chậm lớn. Lại phải tốn tiền mua thức ăn. Giờ lũ về anh đắp liền cái bờ đê quanh miếng ruộng rộng mênh mông, tính mai mốt thả bầy cá ra cho nó “thở” đã đời. Rồi anh đi kéo lưới bắt cá mồi thả thêm cho chúng ăn.
Thấy nước lũ về, anh Trần Hữu Thanh ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) liền sắm sửa lại giàn lưới chuẩn bị cho mùa cá đang về. Anh có cái “mùng” thả 6.000 con cá lóc trong cái hầm nhỏ xíu cạnh nhà. Hổm nay anh đang lo không có lũ, nước “bí” xuống màu xanh hơi bị dơ, cá bị tù hơi chật chội chậm lớn. Lại phải tốn tiền mua thức ăn. Giờ lũ về anh đắp liền cái bờ đê quanh miếng ruộng rộng mênh mông, tính mai mốt thả bầy cá ra cho nó “thở” đã đời. Rồi anh đi kéo lưới bắt cá mồi thả thêm cho chúng ăn.
Anh Tính: “Cho cá ra ruộng chừng một tháng rưỡi, chúng sẽ mau lớn hơn mỗi con từ 100-200g so với để trong hầm. Mồi thả tự nhiên đỡ tốn tiền hơn rất nhiều”.
Quanh vùng Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh này, nhiều nông dân cũng tranh thủ lũ về thả cá nuôi như anh Thanh. Có đủ loại cá mè, rô phi, cá chép… mô hình hai vụ lúa một vụ cá đã làm nhiều năm nay cũng tạo thêm thu nhập không nhỏ cho bà con vùng này.
Bà Nguyễn Thị Khinh, một hộ dân chuyên nuôi cá rô phi, đúc kết: “Lũ không về chẳng những lúa không trúng mà cá cũng chẳng còn. Năm nay lũ về muộn, thôi thì vớt vát chút đỉnh, có còn hơn không”.
Đừng tin lũ sẽ như những năm trước
Tiến sĩ Dương Văn Ni, giám đốc Trung tâm Hòa An (Đại học Cần Thơ), cho biết có thể coi đó là lũ muộn bởi cái “đuôi” nước còn sót lại ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp đổ về. Ngoài ra, nước về nhiều còn phải tính đến sự góp phần của áp thấp nhiệt đới “dập” vô vùng phía bắc Campuchia vừa qua, cộng thêm gió bấc, triều cường làm nước rút chậm. Tuy nhiên cũng không nên tin rằng mùa lũ sẽ quay trở lại như những năm trước, bởi nước trên Lào hiện không còn đâu nữa mà chảy xuống.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, giám đốc Trung tâm Hòa An (Đại học Cần Thơ), cho biết có thể coi đó là lũ muộn bởi cái “đuôi” nước còn sót lại ở các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp đổ về. Ngoài ra, nước về nhiều còn phải tính đến sự góp phần của áp thấp nhiệt đới “dập” vô vùng phía bắc Campuchia vừa qua, cộng thêm gió bấc, triều cường làm nước rút chậm. Tuy nhiên cũng không nên tin rằng mùa lũ sẽ quay trở lại như những năm trước, bởi nước trên Lào hiện không còn đâu nữa mà chảy xuống.
Ông Huỳnh Kỳ Lưu, phó chủ tịch UBND xã Thới Thạnh, Thới Lai (TP Cần Thơ), cho biết: “Đúng là năm nay lũ về muộn, cộng với mưa nhiều làm lịch thời vụ có gặp chút “bật ngật”. Theo mọi năm, lẽ ra đầu tháng 11 đã sạ lần lần, nhưng nay mới sạ chừng 30ha là ngưng do lũ về. Số còn lại phải chờ tới giữa tháng. Vùng đồng trũng có thể qua đầu tháng 12 mới sạ được.
Cả huyện phải khuyến cáo bà con cẩn trọng, coi chừng nước ngập hao giống khó kiếm bù lại được. Bởi cái kiểu ông lũ hay đột xuất như vầy khó lường hết được”.
Ứng phó biến đổi khí hậu cho ĐBSCL: Ưu tiên lợi ích người dân
Ngày 11-11, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên – môi trường cùng các chuyên gia Chính phủ Hà Lan đã tổ chức hội thảo bàn kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL.
Theo ông Đào Xuân Học – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước với Chính phủ Hà Lan để xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo ông Đào Xuân Học – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước với Chính phủ Hà Lan để xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo chuyên gia Bộ Cơ sở hạ tầng và môi trường Hà Lan Rob Schoonman, việc bảo đảm lợi ích cho người dân tại khu vực cần phải được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giáo sư Cees Veerman – nguyên bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan, cố vấn chính cho kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam – cho rằng phải xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu dài hạn, từ 50 năm, thậm chí 100 năm.
Để chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới, Bộ Tài nguyên – môi trường cho biết sẽ thành lập văn phòng thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu do hai thứ trưởng của Bộ Tài nguyên – môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách.
Để chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới, Bộ Tài nguyên – môi trường cho biết sẽ thành lập văn phòng thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu do hai thứ trưởng của Bộ Tài nguyên – môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách.
Theo Tuổi trẻ